Viêm loét giác mạc chu biên - loét mooren

29/02/2024 11:55 GMT+7 | Đời sống

Loét Mooren là một bệnh tự miễn có đặc điểm là loét nhu mô chu biên, vòng quanh và tiến triển kèm theo sau đó lan vào trung tâm.

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ, nhưng có bằng chứng cho thấy cơ sở tự miễn dịch, các yếu tố di truyền và môi trường góp phần vào sinh bệnh học.

1. Các yếu tố nguy hiểm

Bao gồm: Phẫu thuật giác mạc, chấn thương và nhiễm trùng.

Tỷ lệ mắc bệnh loét Mooren đặc biệt cao ở những khu việc nhiễm ký sinh trùng. Mối liên quan cũng đã được chứng minh giữa loét Mooren và nhiễm giun móc.

Viêm loét giác mạc chu biên - loét mooren - Ảnh 1.

2. Chẩn đoán

Triệu chứng:

- Đau nhức rõ rệt và có thể dữ dội. Sợ ánh sáng và giảm thị lực

Dấu hiệu:

- Loét chu biên ảnh hưởng một phần ba bề mặt nhu mô, với mức độ mất biểu mô thay đổi.

- Mép tiến triển bị thâm nhiễm và ăn sâu bên dưới điển hình.

- Có thể có viêm vùng rìa, nhưng không có viêm củng mạc, có tác dụng phân biệt với loét giác mạc chu biên (PUK) kèm theo bệnh toàn thân.

- Mỏng nhu mô trung tâm, vòng quanh tiến triển.

- Mạch máu ở nền ổ loét đi đến mép tiến triển nhưng không vượt qua mép này.

- Giai đoạn liền sẹo có đặc điểm là mỏng, mạch máu xâm nhập và làm sẹo.

Có 2 loại loét được mô trên lâm sàng:

- Loại thứ nhất ảnh hưởng chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi, thường chỉ ở một mắt và thường đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.

- Loại thứ hai dữ dội hơn và có thể cần điều trị ức chế miễn dịch toàn thân, tiên lượng xấu hơn, có thể ở cả hai mắt, kèm theo đau nhức và có xu hướng xảy ra ở bệnh nhân trẻ hơn.

Biến chứng:

Bao gồm có loạn thị nặng, thủng sau chấn thương nhỏ, nhiễm trùng thứ phát, đục thuỷ tinh thể và glôcôm.

3. Điều trị:

Vô số chiến lược điều trị được sử dụng để điều trị loét Mooren nhấn mạnh đến việc điều trị tương đối thiếu hiệu quả.

- Corticosteroid tại chỗ (bao gồm Difluprednate), kính áp tròng, Acetylcystein 10% và L-cysteine (0,2 mol), Cyclosporine tại chỗ.

- Cắt bỏ kết mạc vùng rìa và tạo hình giác mạc dạng phiến đều được báo cáo là đã được sử dụng với mức độ thành công khác nhau.

- Thuốc bôi Interferon-α2a (IFN-α2a) và Cyclosporine 2% tại chỗ, cũng như Infliximab, đã được báo cáo là những lựa chọn thay thế hiệu quả.

- Điều trị ức chế miễn dịch toàn thân đối với loét Mooren bằng các thuốc như Corticosteroid đường uống, Cyclophosphamide, Methotrexate, Cyclosporine và thuốc ức chế TNF-α đã được mô tả.

- Các trường hợp PUK loại loét Mooren liên quan đến viêm gan C đã đáp ứng với liệu pháp Interferon.

BSNT Lê Viết Pháp - Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm